Phòng bệnh Bạch hầu

Phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm ngừa cho cộng đồng. Bạch hầu là một bệnh nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Thường Vaccine này được kết hợp với các vaccine khác để giảm số lần tiêm cho trẻ. Loại vaccine thường dùng là DTP (D-Diphtherria: Bạch hầu; T-Tetanus: uốn ván; P-Pertussis: ho gà) tuy nhiên thành phần vaccine ho gà thường gây phản ứng phụ cho trẻ như sốt cao, co giật nên ngày này người ta chuộng vaccine DTaP hơn (Hai thành phần đầu giống với loại vaccine kể trên còn phần ho gà không dùng vi khuẩn ho gà nữa mà chỉ dùng một thành phần của vi khuẩn này thôi: aP- acellular pertussis).

Lịch tiêm chủng thông thường là 4 mũi vào các tháng tuổi 2, 4, 6 và 16 đến 18. Ba mũi đầu tiên nên cách nhau ít nhất là 4 tuần. Mũi thứ tư nên cách mũi thứ ba ít nhất là 6 tháng và không nên tiêm trước 12 tháng tuổi.

Nếu mũi tiêm thứ 4 thực hiện trước khi trẻ được 4 tuổi (trước lần sinh nhật thứ 4) thì nên tiêm mũi tiêm nhắc lại (mũi booster) khi trẻ được 5 đến 6 tuổi. Tuy nhiên nếu mũi thứ tư tiêm sau sinh nhật lần thứ 4 thì không cần tiêm mũi thứ năm.

Phản ứng phụ của vaccine bạch hầu:

  • Phản ứng tại chỗ thường nhẹ nhàng như đau chỗ bị tiêm, da chỗ tiêm cứng hơn nhưng không phù nề lan tỏa. Những phản ứng này thường tự giới hạn và không cần điều trị. Hạt sẩn chỗ tiêm có thể tồn tại vài tuần nhưng không nguy hiểm.
  • Phản ứng toàn thân như sốt thường ít xảy ra.
  • Phản ứng tại chỗ nặng nề hay phản ứng kiểu Arthur (Arthur-type reaction) có thể xảy ra khi tiêm các vaccine chưa giải độc tố bạch hầu hoặc uốn ván. Triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 2 đến 8 giờ sau khi tiêm. Biểu hiện là sưng nề lan tỏa từ khuỷu tay đến khớp vai gây đau nhức nhiều. Hiện tượng này thường xảy ra ở người lớn đã có sử dụng giải độc tố trước đó. Những người này thường có nồng độ kháng độc tố lưu hành trong máu rất cao. Chính vì ậy ở những bệnh nhân này người ta khuyên không nên dùng mũi booster cấp cứu (như khuyến cáo trong phần điều trị phòng ngừa).
  • Phản ứng toàn thân nặng như nổi mề đay, sốc phản vệ hay biến chứng thần kinh có ghi nhận nhưng cực kỳ hiếm gặp.

Mặc dù các phản ứng phụ nêu trên có thể xảy ra, nhìn chung vaccine giải độc tố bạch hầu là một vaccine an toàn được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bạch hầu http://www.diseasesdatabase.com/ddb3122.htm http://www.emedicine.com/emerg/topic138.htm http://www.emedicine.com/med/topic459.htm http://www.emedicine.com/oph/topic674.htm http://www.emedicine.com/ped/topic596.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=032 http://www.cdc.gov/nip/publications/pink/dip.pdf http://www.cdc.gov/vaccines/pubs/pinkbook/dip.html //www.nlm.nih.gov/cgi/mesh/2020/MB_cgi?field=uid&t... http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2...